Rối Loạn Tiền Đình là gì ?

Hội chứng rối loạn tiền đình với biểu hiện cơ bản là chóng mặt, là tình trạng rất phổ biến gây ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày, cản trở công việc, khiến việc đi lại trở nên khó khăn từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm hiệu quả học tập và làm việc của người mắc bệnh.

Bác sĩ – CK1 – Nguyễn Thị Thu Trang
Trưởng khoa nội bệnh viện Y Dược Cổ truyền Đồng Nai

bacsi ck1 nguyenthithutrang

Luận bệnh Rối Loạn Tiền Đình theo phương pháp Đông Y – Y Học Cổ Truyền

Rối loạn tiền đình là một hội chứng cho thấy sự rối loạn chức năng giữ thăng bằng của cơ thể (do cơ quan tiền đình ốc tai đảm nhiệm) dẫn đến hiện tượng người bệnh bị chóng mặt, choáng váng, đầu óc quay cuồng… có thể kèm theo hoa mắt, buồn nôn, ù tai… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Với hơn mười năm điều trị cho hàng ngàn người, tôi đủ hiểu nỗi khổ và khó chịu đến tận cùng của chứng bệnh này mang lại cho mọi người như thế nào. Thậm chí nỗi khổ tâm đến nỗi mình bệnh mà mọi người không tin nói rằng mình giả đò, làm biếng, trốn việc mới lấy cái lí do chóng mặt tiền đình ra chống chế. Bởi vì nó chỉ là cảm giác của người bệnh nên người bình thường chưa một lần trải qua không thể thấu hiểu và cảm thông được cho người bị chứng bệnh này hành hạ như thế nào cả.

roi loan tien dinh nam y thien duoc

Nỗi khổ tâm được đẩy lên đỉnh điểm là khi đi khám ở các cơ sở y tế hoặc bệnh viện, làm đủ các xét nghiệm, chụp chiếu siêu âm vẫn không tìm ra nguyên nhân vì các kết quả trả về đều bình thường, nên các y bác sĩ nếu không chuyên trách chữa bệnh này cũng không thể kê thuốc điều trị được, cùng lắm chỉ kê những loại thuốc giải quyết các triệu chứng phần ngọn như ….. (chóng mặt dùng Taganil, antihistamine, anticholinergic, amphetamine. Buồn nôn thì dùng các loại như Metoclopramide, domperidone, chống lo âu bằng Diazepam …) cộng thêm các loại vitamin và sắt hoặc thực phẩm bổ sung để bổ máu, bổ não cho bệnh nhân an tâm và ra về có cái để uống chứ chẳng lẽ giờ bệnh nhân vô khám lại ra về tay không hoặc nói thẳng anh chị, cô chú không có bệnh gì đâu, về ăn uống nghỉ ngơi vài ngày sẽ tự khỏi

Cô chú anh chị đọc đến đây mà thốt lên đúng rồi, tôi cũng đã từng như vâỵ thì bản thân người viết bài này cũng không có gì quá ngạc nhiên vì đó là hiện trạng chung của nhiều người bệnh đến chúng tôi điều trị và kể bệnh và “than phiền” rằng tại sao kì quá, taị sao các đồng nghiệp tây y lại không điều trị được chứng bệnh dai dẳng này của người bệnh. Thực ra không phải y bác sĩ không thể điều trị chứng bệnh rối loạn tiền đình này. Nếu chứng bệnh rối loạn tiền đình do các nguyên nhân thực thể như viêm tai giữa cấp, viêm dây thần kinh, hội chứng Meniere (phù nề vùng tai trong) , sỏi nhĩ, tiểu đường, tăng u rê huyết, suy giáp… là các bệnh lý tìm được nguyên nhân gây nên nên sẽ có thuốc điều trị. Còn hơn 80% bệnh nhân bị rối loạn tiền đình không tìm được nguyên nhân thực sự gây nên bệnh thì làm sao buộc các y bác sĩ điều trị cho mình hiệu quả được.

Mãi tận sau này người ta mới chú y đến một nguyên nhân khác gây ra tình trạng hoa mắt chóng mặt mà gọi chung là rối loạn tiền đình là do lưu lượng máu qua não kém hay còn gọi với cái tên mỹ miều là thiểu năng tuần hoàn máu não (chứ không phải thiểu năng não)

CHÓNG MẶT LÀ BỊ GÌ?

Đó là câu hỏi mà chúng tôi hay nhận được từ người bệnh tuổi trung niên, lão niên và có cả thanh niên đến khám.

Chóng mặt (vertigo) là một trong số những triệu chứng thường được người bệnh than phiền nhiều nhất với chúng tôi. Khoảng 10-15% các trường hợp đến khám với chúng tôi vì rối loạn này. Đôi khi, việc chẩn đoán và điều trị chưa thực sự thích hợp dẫn đến hiệu quả điều trị chưa cao. Và sau khi ngưng thuốc, bệnh nhân bị chóng mặt trở lại. Và cũng rất nhiều trường hợp, chóng mặt được xem là triệu chứng đi kèm và chưa được giải quyết một cách hiệu quả nhất.

Để có thể chẩn đoán và điều trị hiệu quả, đầu tiên chúng ta cần phân biệt “choáng váng”“chóng mặt thật sự”.

roi loan tien dinh nam y thien duoc 2

Chóng mặt thật sự (vertigo): là ảo giác chuyển động của người hoặc vật xung quanh, ảo giác chuyển động này thường là xoay tròn, nhưng cũng có thể là chuyển động thẳng, hoặc cảm giác nghiêng ngả.

Choáng váng (xây xẩm, chao đảo, nhẹ đầu…) là cảm giác lâng lâng, nhẹ đầu, xây xẩm, tối mắt, chao đảo và đứng không vững…nhưng không có bất kỳ ảo giác chuyển động nào.

Một điều hiển nhiên là cả chóng mặt và choáng váng luôn luôn chỉ là các triệu chứng. Nguyên nhân chính xác thường không được khảo sát và trong khoảng phân nửa trường hợp không thể xác định được nguyên nhân.

TẠI SAO CHÚNG TA BỊ CHÓNG MẶT?

Y học hiện đại phân tích cơ chế bệnh sinh chứng chóng mặt thông qua vai trò thăng bằng của tiền đình. Do đó, một số bệnh nhân khi có triệu chứng chóng mặt sẽ nghĩ là mình bị rối loạn tiền đình. Điều này có thể đúng, nhưng chưa đủ.Chúng ta cùng tìm hiểu vai trò thăng bằng của tiền đình

Tai trong không những chỉ chịu trách nhiệm về cơ chế nghe mà còn duy trì sự thăng bằng và tư thế. Các ống bán khuyên là nơi nhận biết các chuyển động quay tròn, còn xoang nang và cầu nang nhận biết tư thế và các chuyển động theo đường thẳng

Nhân tiền đình – phân tích tư thế và chuyển động

Xung động thần kinh từ các bộ phận tiền đình được truyền dọc theo nhánh tiền đình của dây thần kinh sọ VIII đến nhân tiền đình tại giữa hành não và cầu não. Thông tin đó được diễn giải cùng với những tín hiệu khác nhận được từ mắt, từ cơ và khớp.

Khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi với đầu thẳng và bất động, xung động thần kinh được phóng xuất đều đặn từ mỗi ống bán khuyên, chạy dọc theo thần kinh tiền đình đến nhân tiền đình với tốc độ phóng xung cân bằng nhau từ 2 bên. Các nhân tiền đình kết hợp những thông tin này cùng với những thông tin nó nhận được từ các giác quan khác (thị giác và cảm giác sâu) và diễn giải rằng đầu đang bất động. Khi đầu quay, tốc độ phóng thích xung động từ ống bán khuyên một bên gia tăng, trong khi tốc độ phóng xung từ phía đối diện lại giảm. Não kết hợp sự mất cân bằng tín hiệu tiền đình với thông tin nhận được từ các giác quan khác và diễn giải là đầu đang quay. Tương tự soan nang và cầu nang cùng với các giác quan khác sẽ báo cho não về tư thế và tình trạng chuyển động theo đường thẳng.

Với các thông tin nhận được về sự thay đổi vị trí của cơ thể, não sẽ kích hoạt các trung tâm vận động ở trung não và các dây thần kinh tủy, kích hoạt các cử động phản xạ ở mắt, các cơ chi, thân và cổ để đáp ứng cho những thay đổi vị trí này, giúp cơ thể đứng vững và duy trì các chức năng.

Tưới máu cho hệ tiền đình

Một điều quan trọng để đảm bảo chức năng tiền đình ốc tai là thể tích và thành phần của nội dịch và ngoại dịch luôn hằng định. Sự thay đổi thể tích nội dịch nào sẽ đồng nghĩa với việc cấu trúc và chức năng tai trong đều có thể bị ảnh hưởng, dẫn tới nhiều triệu chứng về thính giác và thăng bằng.

Vì sao thể tích nội dịch thay đổi? Lý do là nội dịch tai trong liên tục được bổ sung dưỡng chất qua trao đổi với huyết tương ở mao mạch, và do đó nếu có vấn đề về cung cấp máu thì các đặc tính của nội dịch sẽ có thể bị ảnh hưởng. Để hiểu thêm, chúng ta sẽ khảo sát hệ thống cấp máu cho tai trong.

Tai trong nhận cấp máu từ động mạch tai tai trong, là một nhánh của động mạch tiểu não trước dưới, xuất phát từ động mạch thân nền. Khi đi vào tai trong, động mạch tai trong chia thành 3 nhánh: động mạch ốc tai, tiền đình và tiền đình ốc tai. Các nhánh này sau đó phân nhánh hình thành mạng lưới dày đặc mao mạch, tạo thành vi tuần hoàn tai trong.

Như vậy, bất kỳ sự rối loạn nào liên quan đến cung cấp máu đều có khuynh hướng ảnh hưởng đến toàn bộ tai trong.

Sự cấp máu cho các nhân tiền đình nằm ở hành não phần nhiều xuất phát từ hai động mạch đốt sống và các nhánh của chúng, trong đó nhiều nhánh là động mạch tận. Vì thế nhân tiền đình bị ảnh hưởng không chỉ do rối loạn chung của tuần hoàn và mạch máu mà còn liên quan với hướng đi của động mạch đốt sống ở cột sống cổ.

Nguồn gốc của các triệu chứng chóng mặt

  • Rối loạn cung cấp máu tai trong -> thay đổi thể tích nội dịch -> Chóng mặt
  • Rối loạn cung cấp máu cho các nhân tiền đình -> Chóng mặt

Chóng mặt luôn gây rối loạn thăng bằng, vì thông tin nhận được từ tiền đình và các giác quan không thống nhất nhau, làm cho bệnh nhân không thể định vị chính mình trong môi trường. Bệnh nhân thường phải tìm chỗ dựa để đứng vững, nếu không sẽ bị ngã.

Chóng mắt thường gây nên phản xạ của hệ thần kinh tự động dẫn đến ra mồ hôi, tái xanh, nôn, buồn nôn và đôi khi ngất. Thật sự trong cơn đầu tiên, nhiều bệnh nhân có cảm giác hốt hoảng, sợ hãi như sắp chết. Do vậy, họ trở nên lo lắng, sợ hãi có những cơn tương tự trong tương lai.

Các thành phần tham gia duy trì thăng bằng:

Hệ tiền đình

  • Phát hiện các thay đổi trọng lực và điều chỉnh tư thế cơ thể
  • Duy trì ổn định nhãn cầu khi đầu chuyển động

Hệ cảm giác bản thể

  • Nhận biết vị trí bàn chân
  • Phát hiện các chuyển động của chân và bàn chân

Thị giác

  • Phát hiện chuyển động đầu khỏi mặt phẳng ngang
  • Thông tin phản hồi về tính toàn vẹn của phản xạ tiền đình, nhãn cầu

Các nhân tiền đình (thân não) và tiểu não: Tích hợp tín hiệu từ các hệ thống tiền đình, thị giác và cảm giác bản thể, gởi thông tin cho các ống bán khuyên, cơ mắt và vỏ não để điều chỉnh tư thế thích hợp và vận động mắt.

Khi khám bệnh nhân chóng mặt, điều quan trọng là khai thác bệnh sử thật tốt để loại trừ các bệnh lý khác. Bệnh nhân thường dùng từ chóng mặt rất rộng, cả cho chóng mặt thật sự, tức là cảm giác chuyển động của cơ thể hoặc vật xung quanh, lẫn cho các triệu chứng mơ hồ khác như choáng váng, xây xẩm, mệt muốn xỉu… Chính vì thế, cần đánh giá xem các triệu chứng của bệnh nhân có thật sự là do rối loạn thăng bằng không hay là do một trong nhiều rối loạn khác có thể gây nên cảm giác nhẹ đầu, ngất và chao đảo một cách mơ hồ, mà không phải chóng mặt thật sự.

Cần lưu ý các bệnh lý, dấu hiệu và triệu chứng đi kèm:

  • Mới có giảm thính lực hoặc ù tai -> do tiền đình
  • Nhìn đôi, mới đeo hoặc thay kiếng, đục thủy tinh thể -> do mắt
  • Đau, tê hoặc dị cảm bàn chân, yếu 2 chân -> do cảm giác bản thể
  • Yếu thần kinh mặt, tê, cổ gượng, đồng tử không đều, hoặc nhìn đôi -> bệnh lý thân não hoặc cấu trúc thần kinh khác.
  • Đái tháo đường, suy giáp, hoặc bệnh lý tim mạch -> thân não hoặc chuyển hóa.
  • Chấn thương vùng đầu gần đây
  • Bệnh nhân có đang dùng thuốc gì không? (thuốc điều trị Tăng huyết áp, thuốc chống động kinh và thuốc thấp khớp có thể gây chóng mặt do tác dụng phụ)

XỬ TRÍ CHUNG THEO YHHĐ

Cơn chóng mặt xảy ra là một tình huống báo động. Nhiều bệnh nhân cảm thấy rằng mình sắp chết và hốt hoảng khi có cơn. Một cách tự nhiên là họ trở nên rất sợ các cơn tiếp theo.

  • Điều trị bằng thuốc
  • Điều trị bệnh lý liên quan
  • Tập luyện
  • Chế độ ăn
  • Phẫu thuật

Khi căn nguyên chóng mặt không thể điều trị được, bệnh mãn tính điều trị kéo dài, thì điều trị triệu chứng là bắt buộc. Thuốc lý tưởng là chấm dứt chóng mặt, phục hồi thăng bằng và ngừa nôn ói.

Một thực tế là lý tưởng thì khó thực hiện, và một số bệnh nhân chóng mặt, sau khi ngưng sử dụng thuốc, bị chóng mặt trở lại, lâu ngày, chất lượng sống của họ giảm đi đáng kể.

Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU TRỊ CHỨNG CHÓNG MẶT HIỆU QUẢ KHÔNG?

Câu trả lời là CÓ! Theo Y học cổ truyền, chứng chóng mặt được các y thư cổ ghi lại với rất nhiều tên như “Đầu vựng mục huyễn”, “Trạo huyễn”, “Tuần mông triêu vưu”, “Huyễn mạo”, “Mục huyễn”, “Tuần phọc”, từ đời Thanh trở xuống phần nhiều gọi là “Huyễn vựng” để chỉ chóng mặt thực sự (vertigo), và “Đầu vựng” để chỉ cảm giác chóng mặt (Dizziness)

Huyễn vựng là chỉ mắt nhìn tối sầm, xoay chuyển, tròng trành như ngồi trong thuyền, trong xe. Nghiêm trọng hơn hễ mở mắt ra là thấy trời đất quay tròn, đứng ngồi không vững, trong lúc phát bệnh thì buồn nôn, thậm chí ngã lăn.

NGUYÊN NHÂN GÂY CHỨNG ĐẦU VẬNG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Huyễn vựng do phong hỏa quấy rối ở trên: Chứng đầu choáng váng, trướng đau, phiền táo dễ cáu giận, hễ cáu giận thì đau kịch liệt hơn, mặt đỏ, tai ù, kém ngủ, hay mê, miệng khô và đắng, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Huyền Sác.

Huyễn vựng do âm hư dương cang: Chứng đầu váng, mắt khô rít, Tâm phiền mất ngủ hay mê hoặc có mồ hôi trộm, long bàn tay chân nóng, khô miệng, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế Sác hoặc Huyền Tế

Huyễn vựng do Tâm Tỳ huyết hư: Chứng đầu choáng mắt hoa, hễ lao tâm thái quá thì bệnh nặng hơn, hồi hộp, tinh thần mệt mỏi, đoản hơi yếu sức, mất ngủ kém ăn, sắc mặt không tươi, môi lưỡi đỏ nhợt, mạch Tế Nhược.

Huyễn vựng do trung khí bất túc: Chứng đầu váng, hay nằm, khi đứng hoặc ngồi thì choáng váng nặng hơn, quá mệt nhọc cũng có thể phát bệnh, mệt mỏi, biếng nói, thiếu khí vô lực, tự ra mồ hôi, kém ăn, đại tiện nhão, lưỡi nhợt, mạch Tế.

Huyễn vựng do Thận tinh bất túc: Chứng đầu choáng váng, ù tai, tinh thần ủy mị, kém trí nhớ, mắt hoa, lưng gối yếu mềm, di tinh dương nuy, lưỡi quắt màu đỏ nhợt, mạch Trầm Tế, xích bộ Tế Nhược.

Huyễn vựng do đờm trọc nghẽn ở trong: Chứng choáng váng nặng đầu. Hung cách đầy tức, nôn mửa buồn nôn, không thiết uống ăn, chân tay nặng nề, có khi thích ngủ, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Nhu hoạt hoặc Huyền Hoạt.

Tóm lại, Huyễn vựng phần nhiều thuộc hư chứng, rất ít trường hợp thuộc thực chứng.

Hư chứng có thể hiểu đơn giản là bệnh lâu ngày, làm cho khí huyết suy kém dẫn đến kém nuôi dưỡng, điều này có sự tương đồng khá lớn với nguyên nhân gây chóng mặt theo Y học hiện đại, khi sự tưới máu cho hệ tiền đình không đảm bảo.

Điều trị chứng chóng mặt theo Y học cổ truyền, theo nguyên nhân đã phân tích, chúng tôi sử dụng chủ yếu pháp Bổ, tập trung vào bổ khí huyết, giúp khí huyết lưu hành thông suốt, sử dụng các vị thuốc có tác dụng bổ khí huyết.

Từ thực tế điều trị chứng Huyễn vựng (chóng mặt) theo Y học cổ truyền, chúng tôi nhận thấy, trên các bệnh nhân thuộc nhóm Hư chứng, sau khi bổ khí huyết, bệnh nhân hết chóng mặt và kết hợp với việc tập luyện thể dục, bệnh nhân không bị tái phát trở lại.

Trích dẫn y văn: “Không Hư thì không gây Huyễn, chủ yếu cần điều trị cái Hư và linh hoạt chữa thêm cả Tiêu bệnh (Cảnh Nhạc toàn thư – Huyễn vựng).”